“Cãi nhau cũng cần có nghi thức”
Cho những ai từng cảm thấy bối rối, tổn thương… sau một cuộc tranh luận với người mình thương.
Có một điều mình nhận ra:
Không ai dạy chúng ta cách… cãi nhau.
Chúng ta học cách yêu, cách chiều nhau, cách nhắn tin ngọt ngào. Nhưng đến lúc bất đồng – chúng ta chỉ biết hoặc im lặng, hoặc nổ bùng …
Trong các lớp giao tiếp của mình đã từng giảng dạy, có một chủ đề luôn khiến học viên im lặng khi được hỏi, đó là:
“Lần gần nhất bạn tranh luận là khi nào? và bạn đã học được gì về bản thân, hay người đối phương qua cuộc tranh cãi đó”
Đa số học viên của mình đã né tránh, hoặc chỉ chia sẻ rằng họ vẫn ấm ức vì quan điểm của bản thân không được ghi nhận, hoặc cãi đi cãi lại cuối cùng cũng không giải quyết được mâu thuẫn và bài học lớn nhất đó là nên tránh xung đột luôn.
Tuy nhiên mình thì tin rằng một cuộc cãi nhau lành mạnh không nên làm mất tình cảm, ngược lại đây là cơ hội để hiểu nhau hơn.
Dưới đây là 5 gợi ý nhỏ, từ trải nghiệm cá nhân lẫn những mô hình giao tiếp mình đã áp dụng để không biến mâu thuẫn thành mối hận.
1. Đừng xem sự mâu thuẫn là kẻ thù.
Mâu thuẫn không phải là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ “có vấn đề”.
Ngược lại, nếu hai người thật sự gần nhau, việc có lúc bất đồng là điều bình thường. Vấn đề là cách chúng ta đối diện với mâu thuẫn đó với tinh thần như thế nào?
Khi mâu thuẫn xảy ra hay nhớ
Chúng ta đang không đối chống nhau (em vs anh)
Chúng ta cùng nhau cố gắng giải quyết/đối chống cùng một vấn đề (chúng ta vs vấn đề)
2. Thỏa thuận ranh giới – khi bình tĩnh.
Điều làm ta tổn thương không phải là cãi nhau, mà là cảm giác bị xúc phạm khi cãi nhau.
Trước khi cơn giận nổi lên, hãy thống nhất với nhau vài nguyên tắc nhỏ:
– Không chửi rủa.
– Không gọi nhau bằng từ tổn thương.
– Không nhắc lại chuyện cũ để “đâm thêm”.
Những “ranh giới mềm” này không hạn chế cảm xúc – chúng giúp giữ an toàn để ta có thể thật sự nói ra điều cần nói.
3. Tách con người ra khỏi hành vi.
Khi mệt mỏi, ta dễ buột miệng:
“Anh/em lúc nào cũng như thế…”
Nhưng những câu nói kiểu này khiến người kia có cảm giác bị công kích – và thay vì lắng nghe, họ sẽ phản ứng để tự vệ.
Thay vì quy kết, hãy miêu tả cảm nhận:
“Việc đó khiến em cảm thấy không được tôn trọng.”
Bạn không cần phải đúng.
Bạn chỉ cần được hiểu.
4. Gọi tên cảm xúc – thay vì im lặng.
Không ai đọc được suy nghĩ của bạn.
Nếu bạn không nói, người kia cũng không biết mình đã khiến bạn buồn lòng thế nào.
Đừng chờ người khác tự đoán. Hãy tập nói:
“Em cảm thấy tổn thương khi anh không để ý tới lời em nói.”
“Anh cảm thấy bị bỏ rơi khi em phớt lờ tin nhắn.”
Cảm xúc, khi được gọi tên đúng, sẽ bớt hung dữ hơn.
5. Lắng nghe để hiểu – không phải để phản bác.
Phần lớn người trong mâu thuẫn đều không nghe thật sự – chỉ “nghe để đáp”.
Lần tới, hãy thử hỏi lại:
“Ý em là… đúng không?”
Chỉ một câu đơn giản vậy thôi – đủ để người đối diện cảm thấy được công nhận.
Học cách “cãi nhau” không phải để ai thắng ai thua, mà để chúng ta hiểu, lắng nghe, và để gần nhau hơn.
Một cuộc cãi nhau lành mạnh sẽ không làm chúng ta xa cách, ngược lại đây là một cơ hội để chúng ta hiểu nhau nhiều hơn, một cách… chân thật và trọn vẹn hơn.
Vì “cãi nhau” đúng cách không phải là “đánh nhau bằng lời”, mà là “mở lời để tìm cách đi tiếp cùng nhau”.
Dám tranh luận lành mạnh cũng là sự dám đối diện với chính mình, với cảm xúc của mình, và với những điều chưa từng được gọi tên.
Đôi khi, một cuộc cãi nhau không phá vỡ mối quan hệ, mà có thể là bước ngoặt chữa lành, nếu cả hai đều cùng nỗ lực để hiểu, chứ không để thắng.
Bạn không cần tránh xung đột để có một mối quan hệ tốt.
Bạn chỉ cần biết giao tiếp như thế nào trong xung đột.
Khóa học “The Global You Mini - Giải Quyết Xung Đột” sẽ cùng bạn đi qua từng lớp cảm xúc, tình huống và mô hình giao tiếp cụ thể để:
Nhận diện gốc rễ mâu thuẫn
Kiểm soát cảm xúc khi xung đột xảy ra
Giao tiếp rõ ràng mà không gây tổn thương
Chuyển hóa một cuộc cãi vã thành cuộc đối thoại xây dựng
Chỉ trong 4 buổi học, bạn sẽ có cơ hội thực hành giao tiếp thật, nhận phản hồi thật, trong một không gian an toàn để sai và sửa.
Nếu bạn từng thấy khó khăn mỗi khi bất đồng quan điểm, từng loay hoay không biết mở lời thế nào, hay từng vô tình nói ra điều khiến đối phương tổn thương — thì đây là khoá học dành cho bạn.
Chỉ còn vài ngày để giữ chỗ cho khóa học “Giải Quyết Xung Đột” thuộc chuỗi The Global You Mini.
Đăng ký giữ chỗ tại đây, hoặc inbox trực tiếp cho Etík để được tư vấn ngay!
Etík Team
Etík Academy
Học viện Nghi thức Quốc tế